Địa chỉ: 24 Bạch Đằng, Phước Tiến, Nha Trang, Khánh Hòa

Điện Thoại: 0258.3513.315 - 0919.984.579 Email: moitruonglaodongkhanhhoa@gmail.com

TẠI SAO PHẢI HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH DV Môi Trường Lao Động Khánh Hòa

Địa chỉ : 24 Bạch Đằng, Phước Tiến, Nha Trang, Khánh Hòa

Mail : moitruonnglaodongkhanhhoa@gmail.com

ĐT: 02583.513.315 / Zalo : 037.4567.825 ( Ms. Hòa )

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?

Huấn luyện an toàn lao động là công tác đào tạo, giảng dạy cho công nhân và người tham gia lao động nhằm trang bị và củng cố kiến thức và nâng cao hiểu biết của con người trong suốt quá trình thực hiện lao động, sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Việc đào tạo an toàn này được thực hiện cho người lao động tham gia làm việc ở bất kỳ môi trường lao động nào, từ đơn giản cho đến độc hại nguy hiểm, nhờ đó mà giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại về người và tài sản.

Việc đảm bảo an toàn lao động là tiền đề thiết yếu cho cho việc phòng chống tác hại từ các yếu tố nguy hiểm trong quá trình lao động. Phòng và tránh các yếu tố nguy hiểm giúp giảm thiểu các ảnh hưởng về sức khỏe cho con người đồng thời đảm bảo an toàn không xảy ra các tổn thất về vật chất kể cả con người.

 

2. Mục đích của việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Đây là một quá trình đào tạo, tập huấn an toàn lao động giúp cho người lao động và nhân viên của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty hiểu rõ về các nguy cơ tiềm ẩn và các quy trình an toàn để tránh các tai nạn, chấn thương, bệnh tật, hoặc tử vong trong quá trình làm việc.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có nhiều lợi ích. Một số lợi ích nổi bật có thể kể đến như:

·        Tăng sự nhận thức về an toàn: Đào tạo an toàn giúp người lao động và nhân viên nhận thức được các nguy cơ và các yêu cầu an toàn liên quan đến công việc của họ.

·        Giảm thiểu tai nạn lao động: Nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân, người lao động và nhân viên có thể giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.

·        Cải thiện hiệu suất làm việc: Với sự nhận thức về an toàn, người lao động và nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của chấn thương và bệnh tật đến sức khỏe và năng suất lao động.

·        Giảm thiểu chi phí: Tăng cường an toàn tại nơi làm việc có thể giảm thiểu chi phí liên quan đến tai nạn lao động, chấn thương và bệnh tật, như chi phí y tế và bảo hiểm.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn, sức khỏe và năng suất của người lao động và nhân viên, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và chấn thương, cải thiện hiệu suất làm việc, giảm chi phí và đáp ứng các yêu cầu pháp lý liên quan đến an toàn lao động.

3. Lý do tại sao phải huấn luyện an toàn

Lý do hàng đầu đó chính là thực hiện đáp ứng đầyđủ, nghiêm túc các yêu cầu của pháp luật trong an toàn vệ sinh lao động. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định an toàn lao động của pháp luật. Huấn luyện an toàn lao động toàn giúp đảm bảo rằng các tổ chức tuân thủ các quy định này và tránh các hành vi vi phạm pháp luật.

Việc trang bị cho người lao động về một số kiến thức về an toàn lao động, từ đó mà họ có thể chủ động phòng tránh, đưa ra phương pháp phòng tránh khi có các vấn đề về an toàn. Giúp công nhân đáp ứng tốt hơn trong yêu cầu công việc.

Hơn thế nữa, việc đảm bảo tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện an toàn lao động cho các đối tượng có yêu cầu bắt buộc còn tạo niềm tin, độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt của đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt là các đối tác nước ngoài sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm, con người bên trong doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển lâu dài của công ty.

4. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn

Đối tượng tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động bao gồm các nhân viên và người lao động của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước, các tổ chức tư vấn, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp,...

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô của các hoạt động, các đối tượng tham gia tập huấn có thể bao gồm:

Nhân viên trong các công trình xây dựng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, vệ sinh môi trường,...

·        Các nhân viên trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn, du lịch, giải trí, văn phòng,...

·        Các cán bộ quản lý và nhân viên điều hành của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

·        Các chuyên gia và chuyên viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường,...

·        Các nhân viên thực hiện các công việc đặc biệt như làm việc trong môi trường độc hại, làm việc trên cao, sử dụng máy móc, thiết bị phức tạp,...

Ngoài ra, đối tượng tham gia tập huấn luyện an toàn vệ sinh lao động còn có thể bao gồm các người quản lý cấp trên, các nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp và các bên liên quan khác như khách hàng, đối tác kinh doanh,...

 

Tất cả những người liên quan đến công việc, hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp đều cần được đào tạo về an toàn vệ sinh lao động để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người lao động. Như vậy, các đối tượng cần tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được cắn cứ theo quy định tại NĐ 44/2016/NĐ-CP và NĐ140/2018/NĐ-CP bào gồm:

5.1 Huấn luyện an toàn nhóm 1

Đây là lớp tập huấn đối với người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động được bao gồm các bộ phận có thể kể đến như:

a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Huấn luyện nhóm 1 tập trung vào cung cấp các kiến thức và kỹ năng về quản lý an toàn lao động vệ sinh lao động cho doanh nghiệp. Đây là khóa huấn luyện rất quan trọng, vì nó giúp người sử dụng lao động có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý cụ thể: 

·        Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động.

·        Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động và tuyên truyền thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

·        Phân tích được các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất và các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

 

5.2 Huấn luyện an toàn nhóm 2

Lớp huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 được triển khai đối với đối tượng người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. Bao gồm:

a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Với các mục tiêu sau:

·        Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động.

·        Trình bày được nội dung về công tác quản lý vệ sinh, an toàn lao động.

·        Trình bày được các quy định an toàn chung về quản lý, sử dụng các loại phương tiện, thiết bị, vật tư thường sử dụng trong sản xuất.

·        Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và tuyên truyền thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

·        Phân tích được các nguy cơ gây mất an toàn trong một số lĩnh vực công việc và biện pháp phòng ngừa.

 

5.3 Huấn luyện an toàn nhóm 3

Lớp huấn luyện nhóm 3 đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH

Các mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này bao gồm:

·        Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động.

·        Biết được đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của các loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các yếu tố nguy hiểm có hại khi làm việc.

·        Trình bày được kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

·        Nắm được các phương pháp xử lý tình huống sự cố, sơ cứu tai nạn trong sản xuất.

 

5.4 Huấn luyện an toàn nhóm 4

Khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 dành cho đối tượng lao động không thuộc nhóm 1, 2, 3, 5. Mục tiêu sau khi hoàn thành khóa học bao gồm:

·        Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động

·        Biết được các yêu cầu về  an toàn lao động vệ sinh lao động tại công trường, phân xưởng, các yêu cầu an toàn lao động vệ sinh lao động với từng công việc được giao.

·        Nắm được các phương pháp xử lý tình huống sự cố, sơ cứu tai nạn trong sản xuất.

 

5.5 Huấn luyện an toàn nhóm 5

Nhóm 5 thuộc nhóm người lao động làm công tác y tế cơ sở. Mục tiêu cốt yếu sau khi hoàn thành khóa huấn luyện nhóm 5 đó là:

·        Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động.

·        Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động và tuyên truyền thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

·        Phân tích được các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất và các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

 

5.6 Tập huấn an toàn nhóm 6

Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6 nhằm giúp công nhân nắm được kỹ năng làm việc của an toàn vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến an toàn lao động và nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

 

6. Khi nào doanh nghiệp cần huấn luyện an toàn cho công nhân?

Một doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên của họ được huấn luyện an toàn lao động và vệ sinh môi trường trước khi bắt đầu làm việc, và định kỳ đào tạo lại để cập nhật kiến thức mới và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe.

 

Doanh nghiệp cần huấn luyện an toàn cho công nhân trong các trường hợp sau:

·        Công nhân mới vào làm việc

Khi nhân viên mới gia nhập công ty hoặc được chuyển sang một công việc mới, họ cần được đào tạo về các quy trình an toàn, các thiết bị bảo hộ và các quy định an toàn liên quan đến công việc của họ.

·        Công việc mới hoặc thay đổi công việc

Khi công việc của một công nhân thay đổi hoặc có thêm những yếu tố mới liên quan đến an toàn lao động, họ cần được huấn luyện về các quy trình an toàn mới, các thiết bị bảo hộ và các quy định an toàn mới.

·        Các rủi ro mới xuất hiện

Nếu một doanh nghiệp thêm vào các hoạt động mới hoặc sử dụng các công nghệ mới, các rủi ro mới liên quan đến an toàn lao động có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, các công nhân liên quan đến hoạt động này cần được huấn luyện về các rủi ro mới và các biện pháp an toàn mới.

·        Định kỳ

Để đảm bảo kiến thức của nhân viên luôn được cập nhật và đáp ứng yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn an toàn, doanh nghiệp cần định kỳ đào tạo lại cho các nhân viên của họ về an toàn và vệ sinh môi trường. 

6. Thời gian đào tạo an toàn vệ sinh lao động

6.1 Thời gian huấn luyện các nhóm

Về thời gian đào tạo có thể phụ thuộc vào tính chất công việc và mức độ rủi ro liên quan đến an toàn lao động.

7. Quy định về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Một số quy định, nghị định của Chính Phủ trong công tác tổ chức huấn luyện, đào tạo an toàn lao động như:

·        Quy định luật an toàn vệ sinh lao động 2015: Luật  AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ngày 25 tháng 06 năm 2015 “quy định về việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.”

·        Nghị định 44/2016/NĐ-CP: quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

·        Nghị định 140/2018/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động.

·        Nghị định số 39/2016/NĐ-CP: quy định về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

·        Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH: quy định chi tiết về biện pháp quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện.

·        Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH: Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Tuy nhiên Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động cũng có một số quy định về hỗ trợ công tác huấn luyện vệ sinh an toàn lao động cho doanh nghiệp ở Điều 32 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:

·        Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

·        Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;

·        Phục hồi chức năng lao động;

·        Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;

9. Nội dung huấn luyện an toàn

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là quá trình giúp đào tạo cho nhân viên của doanh nghiệp các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để làm việc an toàn trong môi trường lao động. Quá trình này thực hiện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các nhóm nội dung:

·        Giới thiệu về an toàn lao động nhằm cung cấp cho nhân viên những kiến thức cơ bản về an toàn lao động.

·        Phân tích nguy cơ lao động giúp nhân viên nhận biết được các nguy cơ lao động trong quá trình làm việc và cách phòng ngừa chúng.

·        Quy trình làm việc an toàn sẽ giúp nhân viên hiểu rõ quy trình làm việc an toàn, bao gồm các quy định, hướng dẫn và quy trình thực hiện an toàn.

·        Sử dụng thiết bị bảo hộ hướng dẫn nhân viên biết cách sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn lao động.

·        Các kỹ năng an toàn lao động nhằm cung cấp cho nhân viên các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc an toàn như định vị nguy cơ, kiểm tra an toàn và cứu hộ.

·        Quản lý an toàn lao động hỗ trợ nhân viên hiểu rõ các quy định về an toàn lao động, vai trò của các bên liên quan và cách quản lý an toàn lao động trong doanh nghiệp.

·        Quá trình huấn luyện an toàn lao động được thực hiện thông qua các quá trình đánh giá nhu cầu huấn luyện, lập kế hoạch huấn luyện, thực hiện huấn luyện, đánh giá kết quả huấn luyện và điều chỉnh, cải tiến quá trình huấn luyện.

·        Quá trình này giúp đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên, giảm thiểu các rủi ro trong môi trường làm việc và nâng cao năng suất lao động.

 

10. Cấp chứng nhận huấn luyện an toàn, thẻ an toàn

Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động nay đã được thay thế bằng chứng nhận an toàn, được cấp sau khi người lao động hoàn thành chương trình đào tạo và kiểm tra kiến thức, kỹ năng an toàn lao động của người lao động ở nhóm 1, 2, 5, 6. Còn đối với nhóm 3 được cấp thẻ an toàn và nhóm 4 được vào sổ theo dõi huấn luyện sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

Các chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn thường được cấp theo mẫu quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP. Các chứng nhận này có thể được yêu cầu để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn lao động đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về các nguy cơ biện pháp an toàn khi làm việc trong môi trường lao động. Ngoài ra, các chứng nhận này cũng có thể giúp cho người lao động nâng cao kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp của họ.

 

11. Chứng Nhận, thẻ an toàn lao động có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của chứng nhận, thẻ an toàn lao động được quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP có thời hạn như sau:

·        Thời hạn của chứng nhận an toàn ở nhóm 1, 2, 5, 6 là 02 năm. Sau thời gian này, người lao động sẽ phải tái đào tạo và cấp lại chứng nhận để đảm bảo rằng họ vẫn đủ năng lực và kiến thức để làm việc an toàn trong môi trường lao động.

·        Thời hạn của thẻ an toàn ở nhóm 3 là 2 năm.

·        Đối với nhóm 4 sẽ theo dõi vào thẻ theo dõi định kỳ hàng năm.

Việc cập nhật kiến thức và kỹ năng an toàn lao động là rất quan trọng, vì các quy định và công nghệ an toàn có thể thay đổi liên tục. Do đó, việc đào tạo và cấp lại chứng nhận an toàn lao động thường được coi là một quá trình liên tục và định kỳ để đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường làm việc.

 

13. Những lưu ý khi đào tạo an toàn lao động

Khi đào tạo an toàn lao động cho nhân viên, có nhiều điểm cần lưu ý. Thế nhưng tổng kết lại chỉ có 2 nhóm lưu ý lớn sau:

 Các lưu ý để với doanh nghiệp khi thực hiện huấn luyện

Khi đào tạo an toàn lao động cho nhân viên, doanh nghiệp cần lưu ý đến các nội dung sau để đảm bảo chất lượng huấn luyện và đáp ứng được nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp như:

·        Doanh nghiệp cần xác định rõ các nhu cầu đào tạo về an toàn lao động dựa trên nguy cơ và môi trường làm việc của từng nhân viên.

·        Thiết kế chương trình đào tạo (xét về cả thời lượng, phương pháp và hình thức đào tạo) phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp. 

·        Sử dụng các tài liệu đào tạo phù hợp với mục tiêu và nội dung đào tạo, đảm bảo tính cập nhật và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo.

·        Chọn người huấn luyện có chuyên môn và kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức và kỹ năng an toàn lao động một cách hiệu quả.

·        Đánh giá kết quả đào tạo để đảm bảo tính hiệu quả và cải thiện quá trình đào tạo trong tương lai.

·        Lưu trữ hồ sơ đào tạo cẩn thận để có thể kiểm tra và tái sử dụng khi cần thiết.

·        Cập nhật kiến thức và kỹ năng thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đào tạo và an toàn lao động trong môi trường làm việc.

 

14. Quy định xử phạt khi vi phạm trong công tác huấn luyện an toàn

Căn cứ theo 25 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

Tin liên quan

HUẤN LUYỆN AN TẠI LÀM VIỆC TRÊN CAO CẤP THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI KHÁNH HÒA

HUẤN LUYỆN AN TẠI LÀM VIỆC TRÊN CAO CẤP THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI KHÁNH HÒA

HUẤN LUYỆN AN TẠI LÀM VIỆC TRÊN CAO CẤP THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI KHÁNH HÒA

Chi tiết
HUẤN LUYỆN AN TOÀN TẠI NHA TRANG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN TẠI NHA TRANG

HUẤN LUYỆN AN TOÀN TẠI NHA TRANG

Chi tiết
KHÔNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CÓ BỊ PHẠT KHÔNG ?

KHÔNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CÓ BỊ PHẠT KHÔNG ?

HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHA TRANG KHÁNH HÒA

Chi tiết